Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung thu là dịp lễ đặc biệt, không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Đây là một nét đẹp văn hóa gắn liền với nhiều hoạt động độc đáo, sôi nổi. Vậy nguồn gốc tết Trung thu từ đâu? Các hoạt động trong tết Trung thu là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tết Trung thu 1
Tết Trung thu với nhiều tên gọi khác nhau

Những thắc mắc thường gặp về tết Trung thu

Tết Trung thu là gì?

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng, là ngày tết của trẻ em. Vào ngày này, trẻ em được người lớn tặng đồ chơi truyền thống như mặt nạ, ông sao, đèn lồng, tò he…. được ăn bánh Trung thu.
Ngoài ra, Tết Trung thu được xem là ngày lễ hội tế thần mặt trăng để người xưa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là lễ hội mừng nông sản bội thu sau một vụ mùa.
Tết Trung thu thường được tổ chức tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên….

Tết Trung thu ngày mấy?

Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm vì vào ngày này, mặt trăng thường tròn và sáng nhất. Ngoài ra, vào thời gian này, người dân đã thu hoạch xong mùa vụ.

Tại sao Trung Thu trăng tròn?

Trăng Trung thu thường to, tròn và có màu vàng hoặc cam, thậm chí là đỏ rực trên nền trời sâu thẳm. Vào ngày Trung thu, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ở vị trí góc thấp trên bầu trời.
Sau khi Mặt Trăng mọc lên, ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển nhiều hơn so với Mặt Trăng mọc ở vị trí cao trên trời. Các hạt khí quyển phân tán trong không khí làm mặt trăng to hơn.
Mặt Trăng treo thấp cũng tạo cảm giác mặt trăng to hơn. Tuy nhiên, thực chất, đây chỉ là ảo ảnh của mặt trăng đánh lừa cảm giác của não bộ. Hiện tượng này vẫn chưa được lý giải bởi khoa học tự nhiên.

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Đến nay, nhiều người vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc Tết Trung thu. Tuy nhiên, theo một số nhà khảo cổ học, hình ảnh lễ hội Trung thu được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ thời Xuân – Thu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
Dựa trên những điển tích cổ, Tết Trung thu bắt đầu từ thời nhà Đường, vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Vào đêm khuya rằm tháng tám, trăng thanh, gió mát, khi nhà vua đang du ngoạn ngoại thành, gặp vị tiên giáng trần trong hình của một ông lão tóc bạc trắng như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo chiếc cầu vồng, nhà vua trèo lên cầu vồng đến cung trăng và dạo chơi cung Quảng. Khi trở về trần gian, vì quá luyến tiếc khung cảnh thơ mộng ở cung trăng, nhà vua đã lấy ngày 15/8 âm lịch làm Tết Trung thu với các lễ hội.
Tại Việt Nam, nguồn gốc Tết Trung thu gắn liền với sự tích chú Cuội. Vào một ngày nọ, chú Cuội vào rừng tìm thuốc cải tử hoàn sinh để trồng cứu sống nhiều người và được kính trọng, yêu mến. Khi cứu sống con gái địa chủ hồi sinh, cô đã xin lấy Cuội. Hai người sống hạnh phúc với nhau nhưng vợ Cuội có tính hay quên. Cuội nhắc vợ “có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời” khi đi làm xa.
Tuy nhiên, vào buổi chiều, cô vợ không nhớ lời chồng dặn nên tiểu vào cây quý. Bỗng nhiên, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào, mặt đất rung chuyển, cây bật gốc phi lên trời. Đúng lúc, Cuội đi về, hớt hải, níu cây lại nhưng sức người có hạn, cây đã kéo Cuội lên cung trăng.
Cứ mỗi dịp Trung thu, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn trăng, người ta vẫn thấy một vệt đen hình cây cổ thụ và bóng người ngồi dưới gốc. Người xưa vẫn truyền tai nhau, đó chính là Cuội tựa gốc cây, chờ ngày trở về nhân gian.

Tết Trung thu 2
Tết Trung thu hay còn gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng, là ngày tết của trẻ em.

Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trẻ em cũng như người lớn rất hào hứng khi đón Tết Trung thu bởi vào ngày nay, các em nhỏ được tham gia các hoạt động mang đậm màu sắc cổ truyền như:

Rước đèn

Là hoạt động phổ biến, đặc trưng nhất tại Việt Nam vào ngày lễ Trung thu. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn, các trường học, trẻ em cùng nhau xách đèn lồng đi chơi. Các em vừa đi vừa hát các bài hát cổ truyền, vui đùa cùng đèn của mình.

Chiếc lồng đèn xinh xắn được làm thành nhiều hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là đèn ông sao. Đèn ông sao làm bằng giấy màu, giấy kính, thanh tre… cố định bằng thanh sắt.

Múa lân

Là hoạt động diễn ra ở trường học, đình đền, công ty, cơ quan…. thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Đây là bộ môn nghệ thuật vô cùng sôi động, đặc sắc hòa với tiếng trống. Những chú sư lân nhiều màu thường mang ý nghĩa hoan hỉ, tài lộc, điềm lành trong ngày lễ Trung thu.

Tết Trung thu 3
Hoạt động trong Tết trung thu

Phá cỗ

Cỗ Rằm tháng 8 rất được chú trọng và cố gắng thực hiện một cách chỉnh chu nhất để thể hiện tấm lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ thường không bao gồm các món mặn, chủ yếu là bánh, hoa quả được thiết kế thành hình các con thú.

Ăn bánh Trung thu

Bánh Trung thu như một nét đặc trưng không thể thiếu trong mùa lễ Trung thu. Bánh được tạo thành nhiều hình dáng khác nhau với nhiều loại nhân như thập cẩm, khoai môn, đậu xanh…

Người lớn thường mua bánh cho trẻ em hoặc chia thành các phần, nhâm nhi bên trà ấm và trò chuyện vui vẻ. Vì thế, Tết Trung thu được gọi là Tết Đoàn viên.

Tặng quà

Vào dịp này, người lớn thường tặng quà cho trẻ nhỏ như lòng đèn, hộp bánh, quần áo…. Vì thế, nhiều đứa trẻ thường rất hào hứng, đón chờ dịp lễ Tết Trung thu này.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thêm những thông tin thú vị về ngày Tết Trung thu truyền thống. Từ đó, bạn có thể chọn ra những món quà  phù hợp để trao tặng người thân vào dịp này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!