Trên thế giới, ngày Quốc tế Thiếu nhi đã rất quen thuộc, và là ngày đặc biệt để nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ, trách nhiệm với các em nhỏ trên trái đất. Tuy thế, Tết thiếu nhi thực sự là điều mà rất nhiều người chưa biết và thấy lạ lẫm tại Việt Nam.
Vậy Tết thiếu nhi ở Việt Nam có điều gì đặc biệt, đó liệu có phải là ngày Quốc tế Thiếu nhi mà chúng ta hòa nhịp cùng cả thế giới?
Trẻ em và Tết thiếu nhi ở Việt Nam
Hiến pháp và nhiều văn kiện của Việt Nam luôn nhấn mạnh, trẻ em là mầm non và là tương lai của đất nước. Chính vì thế, ngay sau khi Việt Nam có chính quyền độc lập theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những vấn đề về quyền trẻ em và luật bảo vệ trẻ em đã dần được hình thành và hoàn thiện.
Việt Nam cũng là nước đầu tiên đến từ châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em – Văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Đồng thời, Việt Nam luôn hưởng ứng đặc biệt trước những luật bảo vệ trẻ em trên thế giới.
Kể từ năm 1950, ngày 1/6 được Thế giới công nhận là ngày Quốc tế Thiếu nhi, như một sự nhấn mạnh để bảo vệ quyền trẻ em. Đây cũng là thời điểm Việt Nam đang trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đầy cam go và khó khăn. Tuy thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Tuy thế ở nước ta, có đến 2 ngày đặc biệt dành riêng cho các em thiếu nhi. Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1-6 và Tết Trung thu (15-8 m lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Và nếu nói đến Tết thiếu nhi thực sự ở Việt Nam, chắc chắn, mọi người sẽ nghĩ đến ngay Tết Trung Thu – Lễ hội lớn truyền thống và được tổ chức với quy mô toàn quốc.
Trung Thu – Tết thiếu nhi đặc biệt của Việt Nam
Trung Thu là dịp lễ hội lớn được tổ chức vào ngày chính giữa thu, tức ngày rằm tháng Tám âm lịch. Thực chất, Trung Thu không phải là lễ hội chỉ có ở Việt Nam, mà mọi quốc gia sử dụng lịch âm lịch đều tổ chức rất lớn trong dịp này. Và điều này là sự kế tục truyền thống từ thời xa xưa của nền văn minh nông nghiệp, là thời điểm con người mừng thời khắc chuyển giao của đất trời và ngắm trăng, tiên đoán về vận mệnh mùa màng, vận mệnh dân tộc trong thời đại tiếp theo. Tuy nhiên, tại Việt Nam, từ tính chất “lễ trông trăng”, “lễ đoàn viên”, Trung thu đã dần trở thành “Tết thiếu nhi” với những hoạt động dành riêng cho các em nhỏ trong dịp này.
Chính vì thế, dù cộng đồng các quốc gia tổ chức Lễ hội Trung thu là rất đông đảo, nhưng Trung Thu là Tết thiếu nhi thì điều đó là điểm đặc biệt của Việt Nam.
Dịp Tết thiếu nhi này được diễn ra cùng thời điểm các em học sinh mới bắt đầu bước vào năm học mới ở Việt Nam. Điểm này khiến hoạt động tổ chức Tết Trung Thu cho các em được quy củ hơn. Đặc biệt, dù Lễ Trung Thu không phải là dịp lễ nghỉ toàn dân, nhưng các em học sinh sẽ được nghỉ để tham gia vào ngày hội này trong hai ngày 15 và 16 âm lịch tháng Tám, trong khi các ngành nghề khác vẫn hoạt động bình thường.
Cách thức tổ chức Tết thiếu nhi ở Việt Nam
Như đã nói trên, các em học sinh trong độ tuổi thiếu nhi sẽ có những ngày nghỉ các hoạt động học tập để tham gia vào hoạt động của Đêm hội Trăng Rằm (Cách gọi khác về Trung Thu).
Ngay từ đầu năm học,các em học sinh đã được nhắc về lễ hội lớn này của các em và chuẩn bị các hoạt động để tham gia Trung Thu. Ngoài ra, ở cấp độ xã hội, các chi đội địa phương cũng quy tụ các đội văn nghệ trong khu vực địa lý của mình để chuẩn bị cho Trung Thu. Những hoạt động này bao gồm:
Chuẩn bị thi năng khiếu văn nghệ
Thi văn nghệ là truyền thống trong Tết thiếu nhi Trung Thu. Trong quy mô học đường, các em học sinh sẽ được giáo viên chủ nhiệm hoặc ban cán sự văn nghệ phân tốp, chọn tiết mục liên quan đến chủ đề Trung Thu, mái trường, quê hương, đất nước, cuộc sống,… để tập luyện.
Bên ngoài khuôn khổ nhà trường, các xóm, tổ, xã, phường cũng quy tụ các đội văn nghệ thiếu nhi, người lớn, để tập luyện các tiết mục chuẩn bị cho Trung thu.
Chuẩn bị thi sự khéo léo, sáng tạo
Sẽ luôn có phần thi đánh giá sự khéo léo, sáng tạo của các đội thiếu nhi, như phần thi nữ công gia chánh, trang trí, nấu ăn,…. Vì thế, các em thiếu nhi cùng chi đội hướng dẫn phải chuẩn bị những điều này ngay trước khi kỳ lễ hội Trung Thu diễn ra.
Chuẩn bị vật dụng
Cuộc thi về cắm trại, trang trí trại, trang trí mâm ngũ quả, cờ đội, cờ đoàn, kiệu Bác Hồ,… luôn là tiêu chí đánh giá và chọn ra những người thắng cuộc trong hội thi tại Trung Thu.Các vật dụng sẽ được chuẩn bị trước khi hội Trung Thu tổ chức.
Bên cạnh đó, Tết Thiếu Nhi dịp rằm tháng Tám không thể hoàn thiện nếu không có các hoạt động truyền thống và quy củ này:
Các trò chơi dân gian
Rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong lễ hội này. Với mỗi cuộc thi này, có thể người tham gia của các đội không phải là các bạn thiếu nhi. Nhưng những giải thưởng sẽ được tính cho các em. Một số hoạt động về trò chơi dân gian diễn ra dịp này như: hội đua thuyền, hội nhảy sạp,…
Bánh nướng, bánh dẻo
Ngày nay, những cuộc thi làm bánh nướng, bánh dẻo cũng hay được tổ chức trong các dịp Trung Thu. Tuy nhiên, với một số nơi, có thể không tổ chức làm bánh nướng bánh dẻo. Dù vậy, hai loại bánh này là dấu hiệu nhận biết rất thân thuộc và không thể thiếu của Trung Thu.
Mâm ngũ quả
Với truyền thống kính hiếu tổ tiên, mâm ngũ quả là điều không bao giờ thiếu trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, kể cả Tết thiếu nhi. Hiện nay, trong dịp đặc biệt này, mâm ngũ quả cũng được “biến tấu” trở nên ngộ nghĩnh hơn, phù hợp với sự sáng tạo và tưởng tượng của trẻ em.
Diễu hành, múa lân
Đoàn múa lân với lân, chú Cuội, chiêng trống, … sẽ luôn có những buổi diễu hành khắp các xóm làng, phố phường với màu sắc rực rỡ, âm thanh vui nhộn cùng các bài múa lân, khiến Trung Thu đâu đâu cũng ồn ào, náo nhiệt.
Rước đèn Trung Thu
Đèn trung thu là vật dụng đã trở nên quen thuộc và là biểu trưng của Trung Thu. Đèn trung thu có nhiều hình dáng, kiểu dáng, màu sắc, được các bạn nhỏ cầm trên tay đi muôn nơi. Rất nhiều nơi cũng tổ chức các buổi diễu hành với đèn trung thu. Bên cạnh đó, đoàn diễu hành cũng được các mặt nạ đủ kiểu nhân vật làm phong phú hơn và thể hiện đúng tinh thần thế giới của các bạn nhỏ.
Các cuộc thi
Các cuộc thi với khuôn khổ ở trường học, ở phố phường, làng xóm đã được chuẩn bị từ trước (như đã nói trên), và giờ là lúc các em học sinh cũng như các chi đội sẽ trổ tài và cố gắng để giành chiến thắng.
Hội chợ
Hội chợ Tết Trung Thu vô cùng đa dạng và đặc sắc, là thiên đường với các em thiếu nhi với những món đồ ăn nhanh, các loại hoa quả hấp dẫn, các món đồ chơi đủ loại.
Phá cỗ
Phá cỗ là hoạt động ăn uống trong Tết Thiếu Nhi. Tại đó, các em nhỏ được quây quần cùng nhau, ăn bánh, kẹo, hoa quả, đồ ăn,…. từ chiến thắng các cuộc thi cũng như được người lớn chuẩn bị cho mình.
Tặng quà
Trong dịp này, các em nhỏ sẽ được tặng các món quà cho mình. Quà tặng của các em thường được nhận từ thầy cô, nhà trường, đoàn thể xã hội và bố mẹ, anh chị của mình,
Ngày nay, hoạt động tặng quà cũng được diễn ra rộng hơn: con cái tặng quà bố mẹ, ông bà, bạn bè tặng quà nhau,… tất cả để kỷ niệm một ngày trăng sáng nhất năm và thể hiện tình cảm của bản thân.
Có thể nói, Tết thiếu nhi ở Việt Nam thực sự đặc biệt và ý nghĩa, là dịp mà cả xã hội hướng về các em nhỏ, cho các em những kỉ niệm vui vẻ, nhắc nhở các em về truyền thống nhưng đồng thời cũng tạo cho các em một sân chơi phát triển toàn diện và được vui đùa đúng với lứa tuổi của mình.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Tết thiếu nhi của Việt Nam cũng như những truyền thống và ý nghĩa của dịp lễ hội đặc biệt này. Nhân cơ hội này, đừng quên những món quà ý nghĩa tại quatraotay.net dành cho những người thân yêu cũng như các em nhỏ trong gia đình mình nhé! Chúc bạn có Tết thiếu nhi và kỳ lễ Trung Thu vui vẻ!