Gợi ý lời hay khi biếu quà đầy ý nghĩa, tinh tế và ấn tượng

Có lẽ sẽ rất nhiều người đồng tình rằng, việc lựa chọn lời nói khi tặng quà có khi còn khó hơn là việc chọn quà. Thực sự, đúng như thế. Cách nói khi biếu quà rất quan trọng, bởi nó được đánh giá là thành ý và tình cảm của người biếu còn hơn là món quà.

Nếu bạn đang phân vân không biết nói thế nào khi biếu quà, thì hãy thử tham khảo bài viết này nhé! Sẽ có rất nhiều ý tưởng cho bạn để lần tới đây sẽ không lúng túng và khó khăn khi biếu quà nữa!

1. Cách nói khi biếu quà tặng sếp, cấp trên

Sẽ khá đơn giản nếu món quà mà bạn gửi đến sếp là món quà của tập thể, bởi đó là điều tự nhiên, và bạn có thể thay mặt cho rất nhiều người chúc sếp những lời chúc chung, đơn giản và phổ thông. Tuy nhiên, nếu đây là quà tặng riêng của bản thân bạn dành cho sếp, hãy cố gắng biếu quà một cách tinh tế nhé!

Cách nói khi biếu quà 1
Cần tinh tế khi biếu quà sếp

Trước hết, hãy tránh biếu quà sếp chỗ đông người. Dù cho đó là dịp mà rất nhiều người khác cũng sẽ tặng sếp chứ không chỉ mình bạn, thì việc biếu quà cá nhân chốn tập thể đông người vẫn sẽ gây khó xử, lúng túng và không tránh khỏi sự quan sát, soi mói và bàn tán của nhiều người, nhất là trong tình huống ở công sở không phải ai cũng biết hay ai cũng tặng quà sếp.

Khi biếu quà sếp, bạn cũng chú ý nên lựa lời nói để bầu không khí tự nhiên, không gượng ép. Tùy theo từng sự kiện, bạn có thể mở đầu như:

  • Nhân dịp…., em có món quà nhỏ tặng sếp, chúc sếp ….
  • Chúc mừng sếp … (kèm lý do, như vừa được bổ nhiệm vào chức vụ mới, được giải thưởng lớn, chúc mừng sinh nhật,…)

Nếu quà biếu của bạn có thể mở ngay hoặc giới thiệu luôn, thì hãy kèm theo lời nhắn gửi dễ mến, như:

  • Hy vọng món quà nhỏ này sẽ giúp sếp …. (với các món đồ vật chất hoặc thuốc bổ)
  • Em hi vọng sếp sẽ cảm thấy ngon miệng với … (với quà biếu là thực phẩm, đồ ăn)

Bên cạnh đó, đừng quên cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo, nâng đỡ của sếp trong thời gian qua, và mong được sếp chỉ bảo hơn nữa. Hãy nhớ lúc này nên dùng đại từ nhân xưng chỉ số nhiều (như chúng em, phòng mình, công ty ta,…) để tránh những hiểu lầm không mong muốn gây khó chịu cho các sếp vốn khó tính.

Cuối cùng, đừng quên lời chúc cuối, thường là lời chúc về sức khỏe, chúc toàn gia đình, chúc công ty, hoặc sự thăng tiến tiếp theo.

Một trường hợp khó xử có thể xảy ra, đó là sếp của bạn từ chối nhận quà hoặc tỏ ý không muốn nhận. Lúc này, bạn cần thể hiện thái độ chân thành và nói: “Chỉ lần này thôi, sếp nhận tấm lòng của em nhé”.

2. Cách nói khi biếu quà gặp mặt

Tùy theo đối tượng và thứ tự buổi gặp mặt mà bạn có sự chuẩn bị quà biếu cũng như ngôn ngữ và hành vi khác nhau. Ví dụ như gặp mặt xem mắt, ra mắt bố mẹ, gia đình người yêu, gặp gỡ đối tác lớn,…

  • Với đối tượng xem mắt: Một món quà nhẹ nhàng cùng lời nói: “Lần đầu gặp gỡ, anh cũng chưa biết rõ về em nên chọn một món quà thay tâm trạng của mình. Hi vọng em thích món quà này”, chỉ thế thôi cũng chắc chắn khiến đối tượng có thiện cảm với bạn.
  • Với “phụ huynh” hoặc khi đến nhà người khác: Hoa quả, đồ ăn, rượu,… có thể rất hữu hiệu trong hoàn cảnh này. Bạn có thể lựa lời: “Lần đầu đến nhà, cháu có món quà nhỏ, hy vọng hợp với khẩu vị nhà mình”. Các quà biếu khác, bạn cũng có thể lựa lời tương tự để không khí không gượng ép và bắt đầu cuộc nói chuyện dễ dàng hơn.
  • Với đối tác kinh doanh: Nếu lần đầu gặp mặt, bạn hoàn toàn có thể chọn lời như: “Lần đầu hợp tác, một món quà nhỏ gửi tặng anh, hi vọng anh sẽ thích”. Hay bạn cũng có thể thể hiện sự quan tâm của mình như: “Nghe nói anh rất hứng thú với …., hôm nay tôi chủ tâm chuẩn bị món quà này cho anh, hi vọng anh sẽ vui với món quà”.

3. Cách nói khi biếu quà ông bà, bố mẹ, người lớn trong nhà

Với những người thân của bạn, có lẽ không quá khó khăn. Bạn có thể nói nghiêm túc, hay hài hước, tùy theo tính cách của bạn. Không có giáo trình hay sách vở gì, hãy nói ra tình cảm chân thành của mình là bạn đã khiến ông bà, bố mẹ bạn vui rồi. Đừng giấu lòng, cứ thể hiện sự quan tâm, yêu thương, kính trọng của mình cùng những lời lẽ tôn trọng với những người bạn yêu quý, biết ơn, đừng câu nệ và nói khách sáo nhé!

Cách nói khi biếu quà 2
Chân thành, tự nhiên, tình cảm khi biếu quà người lớn trong nhà

Chúng ta có thể áp dụng những cách rất tự nhiên như: “Ông ơi, hôm qua con gặp được cái này, con nhớ đến ông luôn đó,….” , “Con nghe bảo bà dạo này lại đau chân ạ, con mua món quà này cho bà, bà nhớ dùng thường xuyên nhé”, “Hôm nay là ngày của mẹ, mẹ chỉ cần sử dụng món quà này (mặc chiếc váy này, đeo trang sức này, ăn món quà này,..) và để chúng con phục vụ nhé, chúc mừng ….”, … Hãy nhớ, hãy là chính bạn và dùng sự chân thành khi biếu quà cho người thân yêu của bạn nhé!

3. Cách nói khi biếu quà thầy cô

Nếu bạn đã rất thân thiết với thầy cô, thì việc biếu quà thầy cô cũng sẽ đơn giản và không có chút áp lực nào, tương tự như việc biếu quà cho gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn có những khoảng cách với thầy cô, hoặc biếu quà theo phép lịch sự, hãy chú ý cần luôn lựa dịp để làm điều đó nhé! Vì thế, mở đầu “nhân dịp …. em có món quà nhỏ tặng thầy cô…” luôn là điều dễ hiểu. Đồng thời, nhớ những lời thể hiện sự biết ơn sự dìu dắt, chăm sóc của thầy cô và luôn kèm lời chúc sự nghiệp, sức khỏe, gia đình đến các thầy cô nhé!

Còn đối tượng nào bạn chưa biết cách nói khi biếu quà không nhỉ? Hi vọng bài viết từ quatraotay.net đã cho bạn những ý tưởng để nói khi biếu quà cho mọi người. Chúc bạn thành công!